Lê Nam Phi hay còn được gọi với cái tên đặc biệt: Lê má hồng.
Ngoài trái cây như táo, cam, cherry thì lê cũng là trái cây chứa nhiều dinh dưỡng và có lợi ích với sức khoẻ. Đặc biệt, lê Nam Phi, không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà được lòng cả thế giới. Vậy Lê Nam Phi có gì đặc biệt, chúng ta hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc và xuất xứ của lê Nam Phi
Lê Nam Phi được biết đến là một trong những giống Lê cổ xưa nhất. Theo các nhà khoa học, loại lê có nguồn gốc từ châu Âu, ở miền Bắc Saxony.
Hiện nay, lê Nam Phi đã được trồng phổ biến trên toàn thế giới. Được trồng tại Nam Phi bởi khí hậu và đất cực kỳ phù hợp cho sự phát triển của cây. Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Lê Nam Phi.
Lê Nam Phi có hình chuông nhỏ, một đầu to và một đầu nhỏ nhưng tròn và thon đều. Khi lê chín, vỏ sẽ chuyển từ màu xanh đen sang màu vàng đỏ rực. Thịt quả trắng ngần, khi ăn có hương vị thơm mát, giòn và rất nhiều nước.
Trung bình trọng lượng của lê Nam Phi sẽ khoảng 200 đến 300 g trên mỗi quả. Mùa thu hoạch Lê Nam Phi kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch.
Lê Nam Phi có tác dụng gì?
- Lê tốt cho hệ tiêu hoá: Với tỷ lệ 6g chất xơ trong một quả lê cỡ trung bình, lê là loại trái cây có nhiều chất xơ. Giúp bạn duy trì cân nặng khoẻ mạnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bổ sung lê vào chế độ ăn giúp chất thải mềm hơn, hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn.
- Lê thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường: Lượng đường là 17g, tuy nhiên cộng với hàm lượng chất xơ cao, lượng đường trong máu không tăng lên. Điều này khiến chúng trở thành một món ăn nhẹ hoàn hảo cho người mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, chỉ số đường huyết có nghĩa là bạn sẽ không đói vài phút sau khi ăn một quả.
- Lê tốt cho trái tim: Ăn nhiều chất xơ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Lê đóng vai trò trong việc giảm huyết áp và cholesterol. Khi cơ thể nhận đủ chất xơ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Vì lê có nhiều chất xơ và kali (giúp chống lại lượng natri dư thừa).
-
Lê làm giảm nguy cơ ung thư:
Các vitamin C trong lê giúp chống lại các gốc tự do. Khiến các tế bào bị oxy hoá. Ăn lê giúp làm giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, bệnh tim và bệnh thoái hoá thần kinh.
- Lê tốt cho mắt và da: Lê xanh là một nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất lutein và zeaxanthin. Giúp tăng cường thị thức, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể.
- Chống viêm: Cung cấp flavonoid, vitamin C, K cùng khoáng chất đồng, giúp chống viêm hiệu quả. Bao gồm cả viêm mãn tính.
- Có đặc tính chống ung thư: trong quả lê có chứa các hợp chất chống oxy hoá. Như: anthocyanin và axit cinnamic giúp chống lại các bệnh ung thư nguy hiểm, bao gồm cả ung thư phổi, ung thư dạ dày, bàng quang.Ít nguy cơ bị tiểu đường: Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào có trong loại quả này còn giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn, đẩy mạnh khả năng hấp thụ carbs. Từ đó, điều chỉ lượng đường trong máu, ngăn ngừa và kiểm soát chặt chẽ bệnh tiểu đường.Giúp giảm cân: Lê được xếp vào loại quả chứa ít calo và nhiều chất xơ. Lượng chất xơ dồi dào này giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Từ đó, hạn chế việc nạp thêm thức ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Một số công thức từ lê giúp giảm ho mà bạn có thể thực hiện như:
Đặc biệt là giảm đau, kháng viêm nên có thể cải thiện những tình trạng ngứa rát cổ họng, ứ đờm ở cổ, giải nhiệt do sốt cao. Một số công thức chữa ho từ quả lê mà bạn có thể áp dụng đó là:
- Lê hấp đường phèn: nếu đang gặp tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, dùng lê hấp đường phèn có thể giúp bạn giảm ngay triệu chứng ho.
- Nước lê và củ cải: cải thiện tình trạng ho, ho có đờm, đồng thời giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn, giảm táo bón.
- Giảm ho, ho có đờm, trị cả táo bón, ăn uống kém
- Lê hấp gừng: giảm sổ mũi, nghẹt mũi hoặc ho do phong hàn
- Lê hấp mật ong: Làm dịu cổ họng khi ho, hỗ trợ giảm khàn tiếng, mất tiếng.
- Nước lê và vỏ quýt: Giảm ho có đờm, viêm họng, cảm cúm
Việc sử dụng lê để chữa ho không chỉ là các phương thuốc dân gian được cha ông ta truyền lại mà qua những nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh tính hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, cần kết hợp các bài thuốc từ lê với thuốc điều trị để mang đến hiệu quả cao nhất.
Lê chữa được bệnh:
- Nếu bé đang tiêu chảy, đau bụng thì không nên dùng lê vì loại quả này có tính hàn, có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Chữa ho bằng lê chỉ có thể giảm kho khan, ho có đờm. Nếu ho do nhiễm trùng, bạn nên dùng thêm thuốc kháng sinh và thuốc kê đơn của bác sĩ.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ho, do đó để dùng đúng thuốc cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến ho là gì
- Kết hợp ăn uống khoa học và nghỉ ngơi để đẩy nhanh hiệu quả điều trị
- Chỉ nên dùng các bài thuốc từ lê để chữa ho cho trẻ nhỏ, những ai có cơ địa nhạy cảm thì nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Lưu ý mua và bảo quản lê Nam Phi
- Chọn quả tươi
- Để những quả lê Nam Phi chín nhanh, lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày để làm mềm và trái lê chín tự nhiên.
- Nếu không ăn lê ngay thì bảo quản lê trong tủ lạnh, lê có thể để đến vài ngày.
- Lê Nam Phi bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C. Vỏ lê Nam Phi rất dễ bị bầm dập nên cần nhẹ tay, tránh làm rơi hay va đập.
Trái cây nhập khẩu có giá thường cao hơn các loại trái cây thông thường trong nước, với lượng tiêu thụ không quá nhiều trên thị trường. Nhưng nhìn chung không quá đắt và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Đến với LilyFruits để đặt mua Lê Nam Phi nào!!
Tags: lê má hồng, lê nam phi